Cây lược vàng có còn là “thần dược”?

Gần đây, một số cơ quan báo chí đưa tin “Cây lược vàng và cuộc thử nghiệm gây chết chuột” từ nguồn tin của TS. Trịnh Thị Điệp (Viện Dược liệu Trung ương) đã gây hoang mang trong một bộ phận người cao tuổi mà lâu nay họ ươm trồng, sử dụng vào việc chữa có hiệu quả một số bệnh thông thường. Nhiều cụ tôn vinh lược vàng là “thần dược”...

Trước đó, báo Người cao tuổi đăng tải loạt bài về cây lược vàng với công hiệu rất khả quan. Trong thực tiễn, người bệnh sử dụng đem lại lợi ích đáng kể, trong khi chưa hề có thông tin ở bất cứ địa phương nào xảy ra tác dụng phụ, hay ngộ độc. Thế nhưng những ngày gần đây, báo Người cao tuổi nhận được rất nhiều thư, điện thoại bày tỏ sự hoang mang. Do con cháu thôi thúc, một số cụ đã nhổ bỏ hàng loạt chậu cây lược vàng. Các cụ yêu cầu như một sự “bắt đền” Tổng biên tập rằng, báo Người cao tuổi phải có trách nhiệm trả lời hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng giải đáp.

Quan điểm của báo Người cao tuổi là thận trọng, bình tĩnh trước sự việc này. Nhưng xin thưa các cụ, thông tin mà TS. Điệp đưa ra chỉ dừng lại ở một nhóm hoặc “công trình cá nhân” chứ chưa phải của Bộ Y tế. Vì thế, báo Người cao tuổi sẽ tiếp tục cung cấp cho các cụ các nguồn thông tin nhiều chiều mà thực tiễn cuộc sống tự nó giải đáp.

KQH

Câu hỏi bức xúc từ cuộc sống

Sáng 13-4-2009 chúng tôi được Tổng biên tập kể cho nghe bạn đọc xa gần, rất đông qua điện, thư gay gắt hỏi, chẳng hạn: ...Cùng là báo của Đảng, của Trung ương, chúng tôi tin báo nào thông tin về cây Lược vàng (LV) đây?

TBT Kim Quốc Hoa khuyến khích cứ viết theo tầm nhìn của cá nhân, quan trọng là có sức thuyết phục, có ích từ nhiều phía, vì cái chung...

Phải sang cụ Nguyễn Huy Ái, cụ Sơn, cụ Nguyễn Đình Thịnh ở khu tập thể Bộ GD&ĐT Giảng Võ từng sử dụng cây lược vàng.

Sự thực, rất nhiều vị bất ngờ vì thông tin LV gây chết chuột thí nghiệm. GS hàng đầu về Đông y Hoàng Bảo Châu trong bài viết về thuốc đại bổ nhân sâm từng cảnh báo dùng quá liều đều rất nguy hiểm: “một người uống 500ml rượu sâm đã chết” (SK&ĐS số 104-12/2000).

Cụ Nguyễn Huy Ái, 82 tuổi Chủ tịch Hội NCT khu tập thể Bộ Giáo dục và Đào tạo đường Giảng Võ, Hà Nội (ảnh) rất tâm đắc: Sâm uống nhiều còn như thế mà sao...?

Được hầu chuyện các đại gia trí thức ở đây, tôi càng thấm hai chữ “trí túc” (biết đủ) khi các cụ vốn đặt dấu hỏi sẵn trong tư duy khoa học “tại sao” để không bị thông tin trên mặt báo làm “bất ngờ”. Bất ngờ, nào ăn bưởi bị ung thư, nào xét nghiệm phát hiện mê-la-min trong sữa ta...

Ông Nguyễn Đình Thịnh ở Trung ương Hội cựu Giáo chức Việt Nam cho biết, ở đây nhà nhà trồng LV, người người dùng LV nếu sức khỏe làm sao đó cũng chưa tới mức vào bệnh viện chịu đủ thứ cơ cực. Đúng là bên lối đi, trên các tầng gác, đâu đâu cũng thấy chậu LV. TS hóa Đỗ Nhật Văn, GSTS Phạm Đình Thái, chuyên gia ngành vi lượng đều có chung nhận xét về sự hạn chế hiện nay ở ta về trang thiết bị, trình độ chuyên môn. Trong dư luận khó giải thích, hạn chế, còn do chạy theo thành tích, còn ở chữ tâm của chính nhà khoa học...

Nhà nghiên cứu công bố kết quả xét nghiệm, người đưa thông tin lên mặt báo lẽ nào không nghĩ ra một điều quá đơn giản rằng, con chuột bé tí xíu làm sao chịu nổi các chất, dù là chất gì, được chiết xuất từ 2,1 kilô đến 3 kilô LV tươi? Hóa ra, để có được mấy chữ kết quả bất ngờ trên báo, liều thí nghiệm LV phải dùng tới độ đủ 50%-100% số chuột xấu số mới thôi.

May mà TS Trịnh Thị Điệp vẫn nói tỏ ra thành thật: Mức độ nguy hiểm đối với người phải gấp 1.000 lần như thế. Và, quan trọng là bà công bố, trong LV các nhóm chất như một số DƯỢC LIỆU KHÁC như là: Plavonoid, Carotenoid, Phytesterol, axid hữu cơ, chất béo, đường tự do và Polysaccharid (Báo KH&ĐS số 34-19/3/2009)

Trở lại chút xíu chuyện với cụ Ái-một tấm gương cách nay 19 năm, đi công tác Cam-pu-chia về, cụ bị tai nạn xe gãy đùi. Bệnh viện cắt mổ, thay “củ ti-tan” vào gối, bảo chỉ được 10 năm thôi, mà nay vẫn... vô tư – dù phải nhờ gậy chống nhẹ. Cụ phải dè sẻn cả thời gian tập luyện để kịp hoàn thành mấy bộ sách hợp tác xuất bản với hai nước bạn. Cụ kể: mình, rồi cụ bà Thạch Liên, cụ Vụ trưởng Đinh Gia Phong, ông Thanh tra Hoàng Sơn v.v... dùng ngày ngày 2-3 lá LV chữa đau răng, viêm lợi, đau họng, xóa nám má, da đồi mồi, hết đi tiểu đêm, táo bón, tăng sức làm việc của trí não... Thế nhưng, cụ hết sức thận trọng, luôn nhắc tôi đừng quy hết cho LV, mà khỏi một số bệnh thông thường còn do nhiều nhân tố khác. Thật chí lí!

Kênh y học bổ sung

Cách đây nửa thế kỉ, trên báo “Thông tin UNESCO” đã có nhiều bài viết đưa ra những con số đáng phải suy ngẫm: chỉ có chừng 10% số người đau ốm do vi khuẩn, còn 90% các tác nhân mà Đông y gọi là Thất tình (7 cảm xúc thái quá) và Lục dâm (6 thứ khí độc hại xâm nhập). Và cũng gần tỉ lệ từng ấy: 10% số người bệnh đến bệnh viện, còn lại, người dân tự chữa bằng cụm từ mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ năm 1960 gọi là “y học bổ sung” (Complementary Medicines). Nôm na là chữa bệnh không dùng thuốc hoặc thuốc “cây nhà lá vườn”-như trong mục “Tự làm bác sĩ” được đông đảo bạn đọc báo Người cao tuổi hết sức hoan nghênh.

Chúng tôi đi hướng dẫn dưỡng sinh, làm báo, đến đâu cũng thấy bà con ta, trước hết là các ông bà cao tuổi quý mến chuyền tay, tặng nhau các bài báo cắt, phô tô đủ loại bài “Tự làm bác sĩ”. LV đã và đang là “thuốc vườn nhà”, “thuốc quanh ta” rất được ưa chuộng trong đông đảo nhân dân ở Liên bang Nga cùng nhiều nước khác, đã qua nhiều năm tháng “cãi nhau” giữa các khoa học gia, các máy xét nghiệm-cũng như ở Việt Nam hiện nay thôi. Không gì bằng thực tế: dùng LV khỏi khá nhiều tật bệnh, chưa thấy nói có tác dụng phụ, chưa có ai ngộ độc.

Theo chúng tôi, còn nên hiểu ở một cơ chế khác: chữa bệnh bằng niềm tin, thích nghi và khát vọng. Từ câu nói của Giám đốc Viện u bướu Luân Đôn Anh quốc GS.BS Douglas Stevenson: Điều thật trớ trêu là cả nguyên nhân gây bệnh lẫn cách phòng trị bệnh lại có sẵn trong chính con người. chúng tôi nói rõ hơn - trong cơ thể ta đã có sẵn bác sĩ, dược sĩ, kho thuốc, vấn đề còn lại chỉ là ta có biết cách làm chủ được mình không mà thôi? Đó chính là tập luyện, suy tưởng hướng nội để huy động những khả năng tiềm ẩn cực lớn trong con người. Các môn pháp dưỡng sinh đều nhằm mục đích duy nhất đó. Dùng LV chí ít cũng nhằm tạo phản xạ hỗ trợ huy động nội lực bản năng.

Y học Âu-Mỹ hiện đang nói nhiều, dùng nhiều một thứ thuốc có tên Placebo-thuốc vờ, được bào chế từ bột mì, hoặc phẫu thuật giả vờ mà đạt kết quả trị liệu rất cao: 70-80%.

Cũng có nhà chuyên môn dị ứng với người ngoại đạo dùng cụm từ “Tự làm bác sĩ”. Thưa không, ai dám tự ý, mà đó là lời vàng ngọc của cụ tổ nền y học hiện đại, đại danh y Hy Lạp cổ xưa. Cụ nói: Bản năng của người bệnh cũng chính là bác sĩ của người bệnh.

LV tự trồng, tự chăm sóc, thu hái dùng tốt cho sức khỏe của mình và người thân thì còn gì hơn. Đó là một kênh bổ sung của y học cổ truyền dân tộc theo lời dạy của Bác Hồ: Đông Tây y kết hợp.

Cây gì thì chưa rõ, riêng cây LV như quý vị đã biết, dùng tốt, rất mong cứ dùng. Thưa Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa, tôi thì tôi mạn phép đặt một dấu hỏi về “chuột chết vì LV”-để mong qua báo ta, được trao đổi với cả các cơ quan hữu quan về hướng nghiên cứu tới.

Xin chốt lại theo thiển ý, thầy thuốc chỉ chữa bệnh, còn sức khỏe là việc riêng ai cũng phải tự lo... Lo dùng LV tốt, xin cứ lo!

Trịnh Tố Long



Theo nguoicaotuoi





Nhận xét

Bài được nhiều người đọc

Dùng Lược vàng chữa khỏi viêm họng mạn tính và đau nhức chân răng

Cây Lược vàng chữa viêm xoang và viêm đại tràng mạn

Lược vàng chữa bệnh ngoài da và dập, gãy xương gà