Đẳng cấp sâm Ngọc Linh: Cần cơ chế 'hút' doanh nghiệp | Cây thuốc nam

“Cho thuê đất dưới tán rừng để trồng sâm Ngọc Linh như thế nào, mức giá bao nhiêu. Đó là nội dung mà nhiều doanh nghiệp đang cần để thu hút họ đầu tư vào cây sâm tại địa phương”, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND H.Nam Trà My đặt vấn đề.
![]() |
![]() |
|
UBND
H.Nam Trà My cũng nhìn nhận, địa phương vẫn chưa phối hợp với các ngành
chức năng của T.Ư trong việc khảo sát, quy hoạch khu vực trồng sâm kể
cả vùng lõi, vùng đệm nên xác định diện tích đất dưới tán rừng có điều
kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp trồng được cây sâm Ngọc Linh. Bên cạnh
đó, việc đầu tư giống cây sâm trong thời gian qua chỉ mang tính chất hỗ
trợ, chưa có định hướng phát triển, chưa có sự kiểm tra, giám sát quản
lý chặt chẽ của Nhà nước. Tại các xã trồng sâm gồm: Trà Nam, Trà Linh,
Trà Cang vẫn xảy ra tình trạng do thiếu ăn trong những tháng giáp hạt,
nên nhiều hộ gia đình nhổ bán sâm non khi chưa đến tuổi khai thác. Tình
trạng mất trộm sâm trong nhân dân thường xuyên xảy ra, nhiều hộ tự nhổ
bán làm cạn kiệt nguồn cây giống.
Đề án đầy thử thách
Từ chức vụ Giám đốc Sở TT-TT tỉnh Quảng Nam, ông Hồ Quang Bửu lên
nhận công tác tại Nam Trà My với tư cách là chủ tịch huyện. Nhưng là một
huyện rất nghèo nên với ông là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Trăn trở
với cái nghèo của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, băn khoăn với
nghịch lý nghèo trên đất… sâm, ông Bửu đã nhiều lần vào vùng canh tác
loại dược liệu này để tìm hiểu. Khi huyện thành lập đề án quốc gia về
cây sâm Ngọc Linh, bản thân ông Bửu cũng kỳ vọng cây sâm sẽ đưa Nam Trà
My thoát cảnh nghèo khó dai dẳng nhiều đời nay. Chưa nói đến việc sẽ
triển khai nhiều nội dung mang tầm vĩ mô nhưng cứ nhìn vào con số tổng
đầu tư cho dự án với kinh phí trên 9.000 tỉ đồng, nhiều người không khỏi
ái ngại. Theo đề án, đến năm 2020, sẽ bảo tồn được 200ha cây sâm tại 2
tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Sản xuất chế biến được một số sản phẩm từ cây
sâm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, làm tăng kim ngạch
xuất khẩu cho quốc gia. Đề án này còn có kế hoạch di thực trồng trên 1
triệu ha cây sâm Ngọc Linh ở các địa phương...
Theo ông Bửu, khi đề án được Chính phủ phê duyệt, việc cần làm đầu
tiên là có những chủ trương, chính sách sát thực tế để tạo điều kiện cho
các công ty, doanh nghiệp đầu tư mạnh vào phát triển cây sâm Ngọc Linh.
Ngoài ra, cần có giải pháp để nâng cao nhận thức của người dân về phát
triển cây sâm Ngọc Linh, các nhà khoa học ở T.Ư cần quan tâm hơn nữa về
nghiên cứu phát triển cây sâm, các sản phẩm sản xuất ra từ cây sâm Ngọc
Linh để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới… Ông Bửu cho hay, sau
10-15 năm định hướng phát triển cây sâm Ngọc Linh nước ta sẽ có đủ
nguồn lực để cạnh tranh với các quốc gia khác có nền phát triển công
nghiệp về cây sâm như: Hàn Quốc, Mỹ… và tiến đến thành quốc gia có ngành
công nghiệp dược phẩm về cây sâm lớn trên thế giới.
Nhận xét
Đăng nhận xét