Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2020

Sâm Ngọc Linh bị làm giả | Cây thuốc nam

Hình ảnh
Sâm Ngọc Linh là loại sâm rất quý hiếm bởi nhiều công dụng trong bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh. Hiện 1 kg sâm Ngọc Linh loại trên 10 năm có giá gần cả trăm triệu đồng. Một củ sâm Ngọc Linh giả - Ảnh: Trần Hiếu   Chính vì giá trị kinh tế rất cao nên thời gian gần đây 30/04/2012, loại sâm quý này bị làm giả, mà nhiều người cứ tưởng sâm thật, ào ào mua gửi biếu người thân hay mua dự phòng mà không hề biết mình đã bị cho ăn “quả đắng”. Theo những tay buôn sâm có tiếng ở vùng bắc Tây nguyên, tại khu vực huyện Đắk Tô (Kon Tum) có những người buôn sâm luôn có sẵn nguồn sâm đáng ngờ. Chỉ những người rất rành trong nghề mới phân biệt được sâm giả, sâm thật. Và khi hỏi những tay buôn này, họ đều nói sâm được mua của những người đi đào về hoặc sâm trồng đem bán. Chuyện phân biệt sâm Ngọc Linh giả, thật dĩ nhiên không dành cho tay mơ. Theo chị N., một người mua bán, làm rượu sâm Ngọc Linh c...

Chơi sâm Ngọc Linh | Cây thuốc nam

Hình ảnh
(TN Xuân Nhâm Thìn) Chắc chẳng ai dám nghĩ đến thú chơi lạ lùng của  anh em Huỳnh Ngọc Hiếu ở Đà Nẵng. (TN Xuân Nhâm Thìn) Chắc chẳng ai dám nghĩ đến thú chơi lạ lùng của  anh em Huỳnh Ngọc Hiếu ở Đà Nẵng. Giá sâm Ngọc Linh không hề rẻ, khoảng 50 - 100 triệu/kg, tùy độ tuổi sâm. Nhưng, nếu chỉ tính về giá trị, thú chơi này cũng chưa thuộc vào hàng “độc” so với các thú chơi khác. Cái khác ở chỗ,  nhắc đến nhân sâm, điều đầu tiên mọi người nghĩ đến là mục đích chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Đằng này, để biến thành một thú chơi, một bộ sưu tập thì chắc chỉ có anh em Huỳnh Ngọc Hiếu! Bộ sưu tập của chủ nhân  trang web choisam.org bắt đầu bằng những củ sâm có tuổi đời khiêm tốn, từ 20 năm trở xuống, nặng chỉ vài lạng. Góp gió thành bão, đến bây giờ đã lên đến hàng trăm củ, với giá thị trường hiện tại khoảng 2 tỉ đồng. Củ sâm lâu năm nhất có tuổi đời 62 năm, nặng 3 lạng; củ lớn nhất 1,7 kg. Ngoài ra, anh Hiếu còn sở hữu 3 củ dạng “hàng khủng” ...

Phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh | Cây thuốc nam

Hình ảnh
(TNO) Ngày 14.12.2011, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các ngành chức năng lập thủ tục giao 45 ha tại khu rừng Ngọc Linh (H.Nam Trà My) cho Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh Quảng Nam. (TNO) Ngày 14.12, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các ngành chức năng lập thủ tục giao 45 ha tại khu rừng Ngọc Linh (H.Nam Trà My) cho Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh Quảng Nam. Trạm nuôi trồng và phát triển dược liệu tại xã Trà Linh (H.Nam Trà My) cũng đang kiểm kê, xác định số lượng cây sâm và định giá tài sản để bàn giao cho trung tâm này. Mục đích là hình thành vùng sâm nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến trong điều kiện nguồn gien giống gốc sâm Ngọc Linh chưa được bảo tồn và cảnh báo giống sâm ngoại lai xâm nhập. Quảng Nam cũng xúc tiến đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ, làm cơ sở đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và bảo hộ thương hiệu sâm Ngọc Linh. H.X.Huỳnh Nguồn Thanh niên

“Cứu” sâm Ngọc Linh bằng nhân giống vô tính | Cây thuốc nam

Hình ảnh
Sâm Ngọc Linh , “thuốc giấu” đặc biệt của đồng bào vùng giáp ranh Quảng Nam - Kon Tum. Tuy nhiên, hiện nay những người dùng sâm này đang hoang mang về thông tin có một loại sâm “nhái”. Sâm Ngọc Linh , “thuốc giấu” đặc biệt của đồng bào vùng giáp ranh Quảng Nam - Kon Tum. Tuy nhiên, hiện nay những người dùng sâm này đang hoang mang về thông tin có một loại sâm “nhái”. Khó mua Thị trường sâm Ngọc Linh (còn gọi là sâm K5) ở Quảng Nam vừa xuất hiện nhiều sản phẩm mới của Công ty CP Dược vật tư y tế Quảng Nam. Dù chỉ được chế biến từ hình thức chiết xuất đơn giản, nhưng các mặt hàng này thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, trong đó có lý do giá thành “mềm” hơn so với mặt hàng sâm củ. Đây là bước ngoặt của thị trường sâm ở miền Trung bởi lâu nay “thuốc giấu” chỉ mua bán dưới dạng sâm củ tại vườn chứ không đa dạng như bây giờ… Thực tế tại nhiều nơi, trong đó ở Kon Tum đang xuất hiện loại sâm có n...

Nuôi cấy thành công tế bào sâm Ngọc Linh | Cây thuốc nam

Hình ảnh
06/11/2009 - Một nhóm các nhà khoa học đã thành công trong việc nuôi cấy tế bào sâm Ngọc Linh - loại sâm quý chỉ có ở Việt Nam và chỉ được tìm thấy tại một ngọn núi cùng tên (thuộc Quảng Nam và Kon Tum). Loài sâm này (tên khoa học là Panax vietnamensis, trên thế giới được biết đến dưới cái tên sâm Việt Nam) được chứng minh là có nhiều ưu điểm hơn cả sâm Hàn Quốc. Trong căn phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại tại Học viện Quân y, chúng tôi nhìn thấy hàng trăm bình nhỏ chứa những hạt li ti màu xanh. Đó là những bình thí nghiệm - môi trường sống của hàng triệu triệu tế bào sâm Ngọc Linh. Chỉ với một vài tế bào tách chiết từ rễ của sâm Ngọc Linh, bằng kỹ thuật sinh khối tế bào, các nhà khoa học của Học viện Quân y có thể sản xuất sâm Ngọc Linh với số lượng lớn trong vòng 15 ngày. Ban đầu các tế bào sâm Ngọc Linh được tạo ra và duy trì trong môi trường thạch, sau đó nuôi cấy trong môi trường lỏng. Thoạt đầu nhóm nghiên cứu nuôi sâm Ngọc Linh trong bì...

Sâm Ngọc Linh - cây vàng, cây bạc | Cây thuốc nam

Hình ảnh
Sâm Ngọc Linh là một trong số ít những loại sâm quý nhất thế giới hiện nay. Việc trồng loại sâm này sẽ hiện thực hóa khát vọng đổi đời của người dân ở Tây Nguyên. Hàng triệu lượt người tìm đến dãy núi bốn mùa mây phủ Ngok Linh (Kon Tum, Quảng Nam) để tìm sâm Ngọc Linh từ nhiều năm nay. Tại đây, sâm mọc ở độ cao khoảng 1.200 – 1.500m, dưới tán rừng già, ít ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp cho sâm phát triển nằm trong khoảng 20-250C. Phân bón sâm là mùn của các lá, cây rừng đã hoai mục. Giá sâm nhanh chóng tăng từ 20 - 30 triệu đồng/kg sâm tươi lên 50 - 70 triệu đồng/kg nhưng vẫn luôn “cháy” hàng. Nhiều thương lái sẵn sàng trả giá cao hơn nữa cho sâm có chất lượng cao, nhưng sâm Ngọc Linh trong các cánh rừng già cũng cạn kiệt vì sự khai thác của người dân. Nhằm giữ nguồn gien quý và phát triển loại cây trồng đặc biệt quý hiếm này, Trung tâm sâm Ngọc Linh lập dự án và đã trồng được hơn 3 ha sâm, trong đó có hơn 1 ha sâm trên 10 năm tuổi, số còn lại từ 2 - 7 n...

Sâm Ngọc Linh thành cây xóa đói giảm nghèo | Cây thuốc nam

Hình ảnh
Theo Sở Y tế Quảng Nam, 40.000 cây sâm Ngọc Linh (còn gọi là sâm K5) di thực từ núi Ngọc Linh (xã Trà Linh, H.Nam Trà My) về nhiều địa phương khác vùng núi cao tỉnh Quảng Nam đã cho kết quả khả quan với tỷ lệ cây sống, phát triển bình thường đạt trên 80%. Sâm Ngọc Linh di thực đang được trồng tại các xã Tr'Hy, Ch'Ơm (H.Tây Giang), Phước Lộc (H.Phước Sơn), Trà Nam, Trà Cang (H.Nam Trà My). Các mẫu xét nghiệm lấy từ sâm Ngọc Linh di thực do Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm trường ĐH Y - Dược TP.HCM thực hiện đã khẳng định chất lượng, hàm lượng saponin trong củ sâm di thực tương đồng với mẫu sâm nguyên chủng. Như vậy sau 4 năm di thực, sâm Ngọc Linh đã trở thành cây "xóa đói giảm nghèo” cho đồng bào các dân tộc thiểu số Cơtu, Cor, Cadong... Hiện loại sâm này có giá trị kinh tế rất cao, hơn 15 triệu đồng/kg củ sâm tươi. H.X.Huỳnh Nguồn Thanh niên

Sâm Ngọc Linh được trồng có chất lượng như sâm mọc tự nhiên | Cây thuốc nam

Hình ảnh
(TNO) Ngày 7.4.2008, Sở Y tế Quảng Nam cho biết, các nhà khoa học của Đại học Y Dược TP.HCM vừa có kết luận 5 mẫu xét nghiệm về hàm lượng của sâm Ngọc Linh , trong đó có một mẫu sâm mọc tự nhiên và 4 mẫu sâm di thực, được trồng từ năm 2005 tại các vùng đất khác của tỉnh. Theo kết quả này, mẫu sâm Ngọc Linh tại xã Trà Linh (huyện Nam Trà My) - nơi sâm mọc tự nhiên, chứa hàm lượng SAPONIN là 11,67%;  10.000 cây sâm trồng tại xã Ch’ơm (huyện Tây Giang) có 10,47% hàm lượng SAPONIN;  10.000 cây trồng tại xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn) có 8,97% hàm lượng SAPONIN;  10.000 cây trồng tại hai xã Trà Nam và Trà Giang (huyện Nam Trà My) có hàm lượng SAPONIN thấp hơn là 7,29% và 1,88%.  Từ kết quả này, ngành Y tế Quảng Nam sẽ tiếp tục đầu tư di thực và nhân rộng các vườn sâm tại vùng rừng hai xã Ch’ơm và Phước Lộc. Hồ Trọng Nguồn Thanh niên

Giá sâm Ngọc Linh đạt mức kỷ lục | Cây thuốc nam

Hình ảnh
Trong nhiều ngày gần đây 25/12/2007, sâm Ngọc Linh tại một số điểm thu mua, buôn bán tại tỉnh Kon Tum có giá kỷ lục với mức 40 - 50 triệu đồng/kg sâm tươi và 60 - 80  triệu đồng/kg sâm khô tùy tuổi sâm. Hàng ngàn lượt người ở các huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Tu Mơ Rông, Đăk Glei... đổ xô vào các cánh rừng thuộc dãy Ngọc Linh tìm sâm về bán cho các thương lái.  Nhiều thương lái tận Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... luôn sẵn sàng mua sâm với giá cao. Theo nhiều người tìm sâm thì hiện sâm Ngọc Linh trong các cánh rừng ngày càng hiếm nên tình trạng "cháy hàng" luôn xảy ra. Thiên Trúc Nguồn Thanh niên 

Hơn 100 tỉ đồng đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh | Cây thuốc nam

Hình ảnh
Văn phòng UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) ngày 9.12.2007 cho biết: Hiện đã có ba doanh nghiệp đăng ký đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh với số vốn ban đầu hơn 100 tỉ đồng. Khoảng 200 ha rừng đang được khảo sát để giao cho các doanh nghiệp này tiến hành trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Hiện tổng diện tích sâm Ngọc Linh được trồng tại huyện Tu Mơ Rông lên đến gần 7 ha, trong đó một nửa diện tích là của dân trồng theo chương trình hỗ trợ của huyện được tiến hành trong hai năm gần đây với mức 100 triệu đồng/năm. Thiên Trúc

Quảng Nam: Phát hiện thêm một đỉnh núi có sâm Ngọc Linh | Cây thuốc nam

Hình ảnh
Ngày 22.10.2006, dược sĩ Nguyễn Như Chính - Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, các nhà chuyên môn đã khẳng định cây sâm mọc trên đỉnh núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn - Quảng Nam) là sâm quý Ngọc Linh. Đây là ngọn núi cao trên 2.000 mét. Theo các nhà chuyên môn, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, độ cao của núi Ngọc Lum Heo hoàn toàn tương đồng với rừng nguyên sinh thuộc huyện Đăcklây (tỉnh Kon Tum) và huyện Nam Trà My (Quảng Nam) nơi có sâm Ngọc Linh tự nhiên phát triển mạnh. Ông Hồ Văn Ánh - phó ban công an xã Phước Lộc cho biết, trong đợt truy quét người lạ mặt từ tỉnh Kon Tum tràn qua Ngọc Lum Heo đào sâm tự nhiên mới đây, ông đã phát hiện loại cây này giống hệt cây sâm Ngọc Linh mà Sở Y tế Quảng Nam giới thiệu, ông đã đào nguyên cây và củ đem về và nhờ cơ quan chức năng kiểm nghiệm. Kết quả đã khẳng định đây là sâm Ngọc Linh tự nhiên 100%. Ông Ánh cũng cho hay, loại sâm quý này có trữ lượng rất lớn tại vùng núi nói trên. Hồ Trọng Nguồn ...

Hơn 23 nghìn cây giống sâm Ngọc Linh bị mất cắp | Cây thuốc nam

Hình ảnh
Ngày 5/8/2005, Giám đốc Công ty cổ phần Dược và vật tư y tế Quảng Nam Lê Văn Quang cho biết số lượng sâm Ngọc Linh (sâm K5) bị mất cắp thời gian qua ở vùng rừng nguyên sinh xã Trà Linh (H.Nam Trà My) là hơn 23,1 nghìn cây giống, trong đó trại sâm Tăk Ngo khoảng 7,5 nghìn cây, trại sâm Măng Lùng 4,72 nghìn cây.  Bảo vệ công ty vừa bắt giữ 25 người trộm sâm, có 22 người từ tỉnh Kon Tum sang. Tình trạng mất cắp hàng loạt sâm K5 (nguồn dược liệu cao cấp và có giá trị kinh tế cao) thời gian qua đã khiến các cơ quan quản lý, địa phương lúng túng tìm biện pháp kiểm soát. UBND tỉnh vừa khảo sát, giao Sở Y tế và huyện Nam Trà My đánh giá lại thực trạng, xây dựng đề án phát triển sâm theo hướng xã hội hóa. Hứa Xuyên Huỳnh Nguồn Thanh niên

“Sâm Ngọc Linh” ở Tây Giang-Quảng Nam chỉ là cây thuốc hoang trong rừng | Cây thuốc nam

Sau khi TTX Việt Nam đưa tin về việc ông B’lúp Hon ở thôn Rờ B’hượp (xã A Tiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) phát hiện “bãi sâm Ngọc Linh ” trong rừng, (trong đó có củ nặng đến 5 kg) và sau đó báo Thanh Niên số ra ngày 25/4 có trích dẫn lại, nhiều đơn vị, cá nhân trong nước rất quan tâm. Trước thông tin này, ngày 25/4 ông B’riêu Liếc, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang đã đưa đoàn đến tận nơi khảo sát. Theo đó, tuy thân và lá cây này khá giống sâm Ngọc Linh nhưng củ có màu trắng vàng, vị không đắng như sâm Ngọc Linh. Đáng lưu ý , khi ông B’riêu Liếc và một người trong đoàn nhai thử loại củ này liền bị ngứa miệng như nhau, suốt hơn một tiếng đồng hồ chưa hết ngứa!   Ông B’riêu Liếc còn cho biết, năm 2000- 2002, Viện Dược liệu học Hà Nội có cuộc điều tra và đã phát hiện loại cây hoang dại này tại Tây Giang. So sánh, ông B’riêu Liếc nghĩ đây có thể là cây thuốc “một hoa bảy lá” đã được ghi trong sách Cây thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi. Ông kh...